Setup bàn ăn được xem là cách thể hiện phong cách riêng, sự chuyên nghiệp trên bàn ăn của nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Trong đó, cách set up bàn ăn kiểu Á được xem là phổ biến nhất tại các nhà hàng ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết tất tần tật quy trình sắp xếp bàn ăn kiểu Á này hay chưa? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn ngay dưới đây nhé!
1. Setup là gì? Tại sao nhà hàng bạn cần phải setup bàn ăn?
Nếu kinh doanh hoặc làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, chắc chắn bạn sẽ được nghe nhiều về cụm từ “setup bàn tiệc, bàn ăn”. Vậy nó có nghĩa là gì? Tại sao các nhà hàng, khách sạn cần setup bàn ăn?
Theo đó, setup nghĩa là sắp đặt, tổ chức, bố trí công việc theo một trình tự cụ thể. Setup bàn ăn nghĩa là cách bày trí, sắp xếp các vật dụng trên bàn tiệc, bàn ăn một cách đúng tiêu chuẩn trước khi khách đến.
Hiện nay, bất cứ một nhà hàng, quán ăn nào, dù là quy mô nhỏ hay lớn thì cũng cần có sự sắp xếp, bố trí bàn ăn đúng cách. Bởi vì việc setup này mang lại nhiều lợi ích như:
– Tạo ấn tượng ban đầu cho khách hàng về sự ngăn nắp, chỉnh chu. Đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp về chất lượng dịch vụ để ghi điểm trong mắt thực khách.
– Hình thành ý thức và rèn luyện sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng cho nhân viên, hướng nhân viên đạt được các tiêu chuẩn phục vụ quốc tế.
– Việc sắp xếp bàn ăn đúng tiêu chuẩn còn đảm bảo giúp không gian nhà hàng trở nên sang trọng hơn. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng tận dụng tối đa diện tích để bố trí được nhiều nhất số lượng bàn ăn, phục vụ nhiều khách hàng. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận hơn.
2. Hướng dẫn cách set up bàn ăn kiểu Á tại Việt Nam
Như đã thấy, việc sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng tới hình ảnh và cảm nhận của khách hàng nói chung. Thế nhưng với những người lần đầu tiếp xúc với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, không phải ai cũng có kinh nghiệm để bố trí bàn ăn một cách đúng chuẩn.
Thực tế, tùy vào từng phong cách của nhà hàng hoặc các kiểu dáng bàn ăn mà sẽ có sự khác nhau về cách bày trí bàn ăn một cách phù hợp. Tuy nhiên, tại các nhà hàng phục vụ món Việt, việc setup sẽ tuân theo một quy tắc chung. Bạn có thể tham khảo ngay đây!
Những vật dụng có trên bàn ăn Việt
Khác với phục vụ món Âu, bàn ăn của người Á nói chung và người Việt nói riêng thường hướng tới cách sắp xếp tập thể với bữa ăn gia đình ấm cúng. Tất cả các dụng cụ ăn đều là những món đồ hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống của khách, cần được chuẩn bị đầy đủ và phải đảm bảo về mặt vệ sinh.
Theo đó, tùy vào thực đơn của mỗi nhà hàng và món ăn mà khách oder mà dụng cụ ăn uống của nhà hàng sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, về cơ bản sẽ có các vật dụng phổ biến sau:
– Chén (bát)
– Đĩa kê
– Đũa
– Thìa
– Đồ gác đũa và thìa (không bắt buộc)
– Đĩa ăn
– Khăn ăn
– Ly nước
– Chén nước mắm
– Lọ/ hũ đựng gia vị.
– Các vật dụng khác: Lọ hoa, lọ tăm…
Cách setup bàn ăn nhà hàng kiểu Á đúng chuẩn
Các loại vật dụng trên bàn ăn này cũng cần được sắp xếp đúng thứ tự và theo một trật tự nhất định như sau:
+ Chén: Đối với bàn xoay, quy tắc bày chén là không đặt tách lẻ từng chén một mà phải đặt theo cụm 5 cái theo hình vòng cung. Nếu sử dụng loại bàn tròn bình thường thì bạn có thể đặt ở vị trí tương tự.
+ Đĩa kê: Cần phải đặt đĩa kê chính diện nơi khách ngồi, đĩa cách mép bàn khoảng 2cm.
+ Đũa: Đối với đũa đi kèm với bộ gác thì đặt lên trên gác đũa. Lưu ý đặt lên điểm gác ở 1/3 chiều dài của đũa, cách đĩa kê khoảng 2cm, chân đũa cách mép bàn từ 1 – 2 cm.
+ Đĩa ăn: So với đĩa kê thì đĩa ăn sẽ có đường kính nhỏ hơn (thường là loại 12 – 15cm). Vị trí của đĩa ăn sẽ đặt trên đĩa nền trang trí.
+ Thìa: Là loại thìa ăn canh hoặc thìa cơm, có thể đặt trên đĩa kê, bên cạnh chén ăn; đặt bên trái của chén hoặc đặt trên gác thìa, bên cạnh đũa,…
+ Ly nước: Đặt ly nước tại vị trí phía trước đầu đũa và cách đầu đũa khoảng 1cm.
+ Khăn ăn: Thường được gấp gọn theo hình dáng phù hợp, đặt lên đĩa ăn hoặc trên miệng ly một cách bài bản, gọn gàng.
>>> [Đừng bỏ lỡ]: kinh nghiệm chọn các loại khăn trong nhà hàng
+ Khăn lạnh: Là sản phẩm dùng 1 lần, cần được ướp lạnh trước khi đem ra phục vụ khách để lau tay, lau mặt, lau mồ hôi… Vật dụng này được đặt bên cạnh đĩa kê, sát đũa và thìa, cách mép bàn khoảng 4 – 5cm. Những mẫu khăn lạnh đẹp có in logo, thương hiệu nhà hàng, quán ăn giúp quảng bá hình ảnh hiệu quả.
+ Chén nước mắm: Đặc trưng của nhà hàng Việt thường phục vụ món ăn đi kèm nước mắm. Vậy nên chén nước mắm sẽ được đặt trước chén ăn thực khách.
+ Lọ gia vị (muối, tiêu), lọ tăm, lọ hoa trang trí: Đặt ở khu vực giữa bàn ăn, tạo sự thuận tiện cho tất cả khách chung bàn dễ dàng sử dụng khi có nhu cầu.
3. Những lưu ý khi setup bàn ăn tại nhà hàng, khách sạn
Tùy vào phong cách nhà hàng, loại bàn ăn (tròn, vuông, chữ nhật…) mà cách bố trí có thể khác nhau. Bạn cần cân nhắc thật kĩ loại bàn mà nhà hàng mình sử dụng để đưa ra cách setup phù hợp, mang lại hiệu quả nhất.
Ngoài ra, để không làm mất điểm hoặc khiến khách khó chịu khi thưởng thức bữa ăn tại quán bạn, khi bố trí các dụng cụ ăn uống hãy nhớ:
– Tất cả dụng cụ ăn (chén, đũa, ly, đĩa…) đều phải được kiểm tra và lau chùi sạch sẽ trước khi setup để đón khách. Chú ý khăn trải bàn, khăn ăn phải đảm bảo không dính bẩn hay vết ố, được ủi phẳng và tươm tất.
– Không nên đặt quá 3 dụng cụ cùng 1 chất liệu gần nhau. Nếu bất đắc dĩ, bạn cần dọn các dụng cụ theo thứ tự các món ăn mới.
Bên cạnh việc setup bàn ăn đúng chuẩn, bạn cũng cần lưu ý về thái độ phục vụ của nhân viên nhé. Phục vụ nhiệt tình, vui vẻ và nhanh chóng không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn khiến khách cảm thấy thoải mái, tăng khả năng quay lại vào lần sau.
Bài viết trên là những thông tin thú vị về cách set up bàn ăn kiểu Á tại các nhà hàng Việt. Hi vọng những chia sẻ này đã giúp bạn biết cách sắp xếp bàn ăn cho nhà hàng, quán ăn của mình. Từ đó thể hiện phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đẳng cấp để ghi điểm một cách tuyệt đối. Chúc các bạn thành công!